Trong quá trình chỉnh nha sẽ có một vài trường hợp được chỉ định nhổ răng để đạt được kết quả thẩm mỹ cao nhất. Vậy việc nhổ răng số 5, số 6 để niềng răng có ảnh hưởng gì không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Cấu trúc của một hàm răng thông thường
Một hàm răng đầy đủ của người trưởng thành sẽ gốm có 32 chiếc chia đều cho 2 hàm và 4 cung răng. Cụ thể được phân thành 4 nhóm chính như sau:
- Nhóm răng cửa (răng số 1 và 2): Gồm có 8 chiếc răng, 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới
- Nhóm răng nanh (răng số 3): Gồm 4 chiếc răng, 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới
- Nhóm răng hàm nhỏ (răng số 4 và 5): Gồm 8 chiếc răng, 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới
- Nhóm răng hàm lớn (răng số 6, 7 và 8): Gồm 6 chiếc răng hàm trên và 6 răng hàm dưới
Chức năng của từng nhóm răng
Hàm răng của chúng ta sẽ có 2 chức năng chính là ăn nhai và phát âm.
Với chức năng ăn nhai:
Trong phần chức năng ăn nhai, có thể chia nhỏ thành 3 chức năng đó là cắn, xé và nhai nghiền thức ăn.
- Nhóm răng cửa sẽ đảm bảo chức năng cắn thức ăn: Thức ăn sẽ được cắn nhỏ trước khi đưa vào nhai nghiền, ngoài ra nó cũng có vai trò thẩm mỹ rất quan trọng.
- Nhóm răng nanh được coi là nền tảng của cả cung răng, không chỉ giúp tạo hình mà còn nâng đỡ cơ mặt. Bên cạnh đó do có cấu tạo vững chắc nên răng nanh có thể chịu được lực mạnh khi nhai, làm giảm bớt các nguy hại tiềm tàng khi gặp chấn động mạnh.
- Nhóm răng hàm nhỏ và răng hàm lớn có chức năng nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa vào hệ thống tiêu hóa.
Với chức năng phát âm:
Răng và lưỡi, hàm cùng tham gia vào việc phát âm của mỗi người. Đây cũng chính là lý do mà những người bị mất răng thường phát âm không chuẩn, do hàm răng có khoảng trống dẫn tới âm thanh phát ra không được chuẩn. Đối với các trường hợp răng mọc lệch, mọc thưa,… cũng tương tự, luồng hơi trong miệng đẩy ra ngoài không được đều nên tạo thành các âm không được chính xác như người có hàm răng đều đặn.
Với chức năng thẩm mỹ
Khi bạn cười nói, nhóm răng cửa và răng nanh sẽ lộ rõ nhất vì vậy chúng có vai trò thẩm mỹ rất quan trọng. Nhóm răng hàm thì chức năng này không có nhiều.
Đọc thêm: Niềng răng thưa có phải nhổ răng không?
Nhổ răng số 6 để niềng răng có nguy hiểm gì không?
Như đã nói ở trên, răng số 6 thuộc nhóm răng hàm lớn, có vai trò quan trọng bậc nhất trong cấu trúc hàm, giúp nghiền nát thức ăn trước khi tiêu hóa. Do đó nếu nhổ răng 6 chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng của toàn bộ hàm răng.
Ngoài ra răng số 6 còn được gọi là răng cấm, vì nó chỉ mọc một lần duy nhất từ khi bạn bắt đầu mọc răng cho tới khi về già, chứ không được thay thế như những chiếc răng sữa khác. Vì thế “Niềng răng có nên nhổ răng số 6 không?” thì câu trả lời là không. Nếu để mất răng số 6 sẽ gây ra rất nhiều các vấn đề cho sức khỏe hàm răng như:
- Khó khăn trong việc ăn uống: Răng số 6 đảm nhiệm chức năng ăn nhai nên nếu nhổ đi chắc chắn bạn sẽ không thể xé hoặc nghiền nát thức ăn tốt như trước. Trong khi đó việc nghiền thức ăn lại là bước đầu tiên trong quá trình tiêu hóa, nếu không đảm bảo tốt sẽ gây hại tới dạ dày sau một thời gian.
- Làm xô lệch các răng khác, gây sai khớp cắn: Việc nhổ răng số 6 sẽ làm cho các răng khác bị xô lệch về khoảng trống mất răng. Khi đó tình trạng sai khớp cắn rất dễ xảy ra. Nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới biến dạng cả khuôn mặt.
- Ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt: Mất đi răng ăn nhai sẽ khiến các răng khác phải đảm nhiệm thay nhiệm vụ này, đặc biệt là các răng cửa. Điều này có thể khiến răng cửa bị quá tải, gây nên hiện tượng bị chìa ra ngoài, ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ nụ cười.
- Gây hiện tượng tiêu xương: Mất răng số 6 làm cho lực ăn nhai bị giảm dần, từ đó khiến xương hàm tại vị trí răng số 6 bị tiêu biến. Về lâu dài có thể gây nên biến đổi xấu cho khuôn mặt như da chảy xệ, hóp má,…
Qua những thông tin trên đây chắc hẳn các bạn đã biết việc nhổ răng 6 khi niềng răng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nào rồi phải không? Chính vì thế nếu răng số 6 của bạn vẫn đang hoàn toàn khỏe mạnh thì bạn không nên nhổ đi chiếc răng này để niềng răng, vì nó sẽ kéo theo rất nhiều ảnh hưởng không tốt về sau.
Có thể bạn quan tâm: Khi chỉnh nha sẽ nhổ răng trước hay gắn mắc cài trước?
Vậy trường hợp nào có thể nhổ răng số 6 để niềng răng?
Mặc dù khuyến cáo không được nhổ răng số 6 để niềng răng, tuy nhiên nếu bạn gặp phải một vài tình trạng sau thì nên nhổ trước khi niềng.
- Răng bị sâu: Sâu răng rất dễ xảy ra ở các xương hàm do chúng phải thường xuyên tiếp xúc với thức ăn nhưng lại không được vệ sinh kỹ càng. Nếu răng số 6 của bạn bị sâu nghiêm trọng không thể chữa trị, có thể ảnh hưởng tới cấu trúc của răng và có nguy cơ lây lan sang các răng bên cạnh thì bạn nên nhổ bỏ trước khi niềng cố định.
- Răng bị chấn thương: Khi răng phải chịu lực va chạm quá lớn làm răng bị hư tổn nặng cả chân răng và thân răng. Sự va đập không chỉ ảnh hưởng tới răng mà đôi khi còn làm cho nha chu bị tác động nặng nề, ảnh hưởng xấu tới xương hàm.
- Răng bị áp xe chân răng: Tình trạng áp xe chân răng thường đi kèm với viêm tủy. Nguyên nhân do răng bị sâu hoặc va đập sẽ làm cho buồng tủy bị lộ ra, phần tủy tại vị trí đó sẽ bị viêm và biến thành dạng lỏng chảy xuống chân răng. Lúc này chân răng sẽ hình thành nên khối mủ chứa đầy vi khuẩn, nó được gọi là khối áp xe. Đây được coi là dạng nhiễm trùng răng miệng rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Khi viêm tủy nặng không thể chữa trị được lúc này bạn buộc phải nhổ răng.
Có thể bạn quan tâm: Nhổ 4 răng số 4 để niềng răng có ảnh hưởng gì không?
Nhổ răng số 5 để niềng răng có được không?
Tại sao niềng răng cần nhổ răng số 5?
Trước khi tiến hành chỉnh nha, bác sĩ sẽ tiến hành chụp ảnh X-quang và thăm khám răng miệng tổng quát. Qua đó sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất xem có cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống di chuyển răng về đúng vị trí hay không.
Nếu bắt buộc cần phải nhổ răng, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4 thay vì răng số 5. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc nhổ răng số 5 sẽ là cách giải quyết tối ưu nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn hàm.
- Răng số 5 bị sâu quá nặng, có thể xâm lấn tủy hoặc đang trong quá trình xâm lấn tủy
- Răng số 5 bị viêm nhiễm, nhiễm trùng nặng,… không thể điều trị được và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc ăn nhai
- Răng số 5 bị lung lay hoặc bị gãy đã được điều trị bằng hàn trám răng nhưng không mang lại kết quả tốt
- Răng số 5 mọc ngầm gây u nang dưới nướu
- Trong trường hợp răng số 4 không đủ điều kiện để nhổ do răng quá to hoặc quá nhỏ
Nhổ răng số 5 có ảnh hưởng gì không?
Theo bác sĩ nha khoa, việc nhổ răng số 5 hoàn toàn không có ảnh hưởng gì cho người niềng răng nếu nhổ đúng cách.
Bạn không cần lo lắng sau khi nhổ răng số 5 sẽ bị tiêu xương hoặc xô lệch hàm. Bởi sau khi nhổ răng số 5 và thực hiện quá trình niềng răng các răng còn lại sẽ được bác sĩ điều chỉnh để lấp đầy khoảng trống nhổ răng, kéo khít sát lại với nhau. Từ đó bạn sẽ có được hàm răng thẳng đều, khớp cắn chuẩn.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ nha khoa, việc nhổ răng diễn ra rất an toàn và vô cùng đơn giản. Quá trình hồi phục cũng rất nhanh chóng, không gây bất cứ ảnh hưởng gì tới sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thế nếu bạn thực hiện theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.
Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, răng số 4 và số 5 cùng thuộc nhóm răng hàm nhỏ. Trong trường hợp bạn phải nhổ răng số 5 để niềng cũng không cần lo lắng vì răng số 4 có thể thức hiện chức năng ăn nhai thay răng số 5, hoàn toàn không có gì ảnh hưởng.
Tuy nhiên việc nhổ răng nào để niềng và nhổ bao nhiêu răng còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ chỉnh nha. Bên cạnh đó quá trình nhổ răng cũng cần phải được thực hiện đúng kỹ thuật và bởi bác sĩ có tay nghề tốt để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Niềng không nhổ răng F.A.C.E – Giải pháp độc quyền tại Nha khoa Thúy Đức
Niềng không nhổ răng F.A.C.E là phương pháp độc quyền của bác sĩ Phạm Hồng Đức. Chuyên gia chỉnh nha số 1 T
F.A.C.E là viết tắt của Functional and Cosmetic Excellence. Đây là một chương trình đào tạo sau đại học được giảng dạy tại Mỹ và châu Âu chỉ dành riêng cho các bác sĩ chỉnh nha. Sau này F.A.C.E được phát triển thành kỹ thuật niềng răng chuyên sâu, giúp thực hiện các ca niềng răng khó mà hoàn toàn không cần nhổ răng, hoặc hạn chế tối đa việc nhổ răng.
Cùng với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như: chụp kết cấu xương 3 chiều CBCT, quét khớp cắn răng 3D, F.A.C.E đã giúp cho bác sĩ chỉnh nha lựa chọn được phương án điều trị phù hợp nhất để xử lý được tất cả các vấn đề về khớp cắn của khách hàng. Điều này không chỉ giúp cho bệnh nhân ăn nhai tốt mà gương mặt còn trở nên đẹp hơn sau khi điều trị.
Bác sĩ Phạm Hồng Đức là bác sĩ duy nhất của Việt Nam được học về chương trình đào tạo này. Cùng với kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn lâu năm của mình, bác sĩ Đức đã kết tinh ra phương pháp F.A.C.E phù hợp với cấu trúc Răng – Hàm – Mặt của người Việt Nam.
Bác sĩ Đức đã điều trị thành công hơn 6500 ca niềng răng phức tạp mà không cần phải nhổ răng hoặc hạn chế tối đa việc nhổ răng.
Ưu điểm của niềng răng không cần nhổ răng F.A.C.E
- Bảo tồn được hàm răng nguyên vẹn cho bệnh nhân.
- Tránh làm ảnh hưởng tới các dây thần kinh quan trọng.
- Không phải trải qua cảm giác đau đớn khi nhổ răng.
- Thời gian niềng răng nhanh hơn 6 – 9 tháng.
Có thể nói việc niềng răng có phải nhổ răng không, nhổ răng nào là tốt nhất còn tùy thuộc theo tình trạng răng miệng của bạn cũng như chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám cụ thể. Điều quan trọng là bạn tìm được địa chỉ nha khoa uy tín để quá trình niềng răng được diễn ra an toàn nhất nhé!